Tại sao nước có chỉ số TSS cao và cách xử lý nguồn nước có chỉ số TSS cao.

Cập nhật: 2/7/2022 | 10:07:04 AM

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu được chỉ số TSS là gì và những ảnh hưởng mà nguồn nước có độ TSS cao gây ra cho quá trình sinh trưởng của môi trường xung quanh.

1. TSS là gì?

TSS được viết đầy đủ là Total Suspended Solids hay còn được gọi với tên tiếng Việt là tổng chất rắn lơ lửng, khác với SS (Settleable Solids) là chất rắn có thể lắng được.. TSS tồn tại ở dạng hữu cơ (sợi thực vật, tảo, vi khuẩn,…), vô cơ (đất sét, phù sa, hạt bùn,…) hoặc các hạt chất lỏng không trộn lẫn vào nước.

TSS là gì?

TSS là những chất rắn lơ lửng có trong nước

TSS có thể được hiểu đơn giản là trọng lượng khô của các chất rắn mà hệ thống lưới lọc giữ lại sau quá trình xử lý nước tại nhà máy. Các chuyên gia sẽ dựa vào chỉ số TSS để xác định chất lượng nước thải đã qua xử lý.

2. Nguyên nhân xuất hiện TSS trong nước

TSS xuất hiện trong nguồn nước chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

  • Hoạt động xói mòn của đất tuy nhiên ít có trong nước ngầm do đất có khả năng tách lọc tốt.
  • Xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.

3. Ảnh hưởng của độ TSS cao

  • Làm tăng nhiệt độ bề mặt của nước, lượng Oxy hòa tan giảm tác động đến sự sống và phát triển của các sinh vật dưới nước.
  • Hạn chế khả năng nhìn của cá, làm nghẽn mang cá, suy giảm chức năng đề kháng và sinh trưởng của cá.
  • Ngăn chặn quá trình phát triển của ấu trùng, trứng của các sinh vật dưới nước.
  • Hạn chế luồng ánh sáng từ bên trên truyền xuống dòng nước khiến quá trình quang hợp các loài thực vật bị giảm sút, lượng Oxy hòa tan cũng giảm dẫn đến sự khó khăn trong quá trình sống của các sinh vật dưới nước và có nguy cơ làm suy giảm hệ sinh thái.

Nước nhiễm TSS cao ảnh hưởng đến sự phát triển của các động vật và thực vật dưới nước

4. Phương pháp xác định chỉ số TSS

Phương pháp xác định chất rắn lơ lửng trong nước sẽ dựa trên công thức “Tổng chất rắn lơ lửng = Tổng chất rắn – Tổng chất rắn hòa tan”, tiến hành đo tổng chất rắn và tổng chất rắn hòa tan sau đó áp dụng vào công thức để thu được kết quả chỉ số TSS của nguồn nước.

Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết:

  • Cốc được làm từ những vật liệu: sứ, platin, thủy tinh với hàm lượng Silicat cao
  • Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50oC
  • Bếp nung cách thủy
  • Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau.
  • Tủ sấy có nhiệt độ từ 103 – 105oC
  • Cân phân tích có độ chính xác đến 0.1 mg
  • Bộ lọc chân không
  • Giấy lọc thủy tinh

Thí nghiệm đo hàm lượng TSS trong nước thải:

  • Xác định chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi:
    • Chuẩn bị cốc: làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105oC trong vòng một giờ. Nếu xác định cả chất rắn bay hơi, nung cốc trong vòng một giờ ở nhiệt độ 505 ± 50oC trong tủ nung. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân và xác định khối lượng a (mg)
  • Phân tích mẫu:
    • Xác định chất rắn tổng cộng: chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn từ 2,5 – 200mg. Chuyển mẫu có dung tích xác định đã được trộn đều vào cốc cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105oC. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong một giờ. Cân và xác định khối lượng b (mg).
    • Xác định chất rắn bay hơi: thực hiện trình tự như phần xác định chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ với nhiệt độ 550 ± 50oC. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong một giờ. Cân và xác định khối lượng c (mg)
  • Xác định tổng chất rắn lơ lửng:
    • Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105oC trong một giờ. Sử dụng bình hút ẩm để làm nguội giấy lọc. Cân và xác định khối lượng d (mg)
    • Phân tích mẫu: lọc mẫu có dung tích xác định đã trộn đều qua giấy lọc đã cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105oC. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d (mg).

Thí nghiệm xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS

  • Tính toán hàm lượng chất rắn TSS trong nước thải dựa trên các công thức dưới đây:
    • Chất rắn tổng cộng (mg/l) = [(b-a)x1000]/V (ml)
    • Chất rắn bay hơi (mg/l) = [(c-b)x1000] (ml)
    • Chất rắn lơ lửng (mb/l) = [(d-c)x1000]/V (ml)

5. Chỉ số TSS có ý nghĩa gì?

Người ta đo lường chỉ số TSS nhằm xác định đâu là phương pháp xử lý nước tốt nhất. Từ chỉ số TSS, tiến hành phân loại nước, lên kế hoạch xử lý nhằm đưa nước vào sử dụng, hoặc giảm thiểu mức độ ô nhiễm trước khi đưa trở về môi trường.

6. Cách xử lý nguồn nước có chỉ số TSS cao

6.1. Sử dụng bộ lọc hoặc các chất có khả năng keo tụ

Dùng hóa chất nhằm xử lý tổng các chất rắn lơ lửng: phèn nhôm, alumina hydroxide, sulfate sắt và vôi. Đây là phương pháp thường được sử dụng ở những vùng thuộc cấp thành phố.

6.2. Sử dụng men vi sinh

Nếu như chim được gọi là thiên địch dùng để giảm lượng côn trùng phá hủy mùa màng thì men vi sinh hiếu khí được hiểu như là khắc tinh của các chất rắn lơ lửng cứng đầu. TSS sẽ giảm đi đáng kể khi sử dụng phương pháp phân hủy sinh học này.

 

Men vi sinh xử lý nước nhiễm TSS

6.3. Sử dụng hệ thống lọc nước tổng

Việc sử dụng các chất có khả năng keo tụ hay men vi sinh cũng đem lại hiệu quả nhưng lại khá tốn thời gian mà không đảm bảo nước có hoàn toàn sạch các chất rắn lơ lửng hay không. Phương pháp tốt nhất là sử dụng hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn.

Máy lọc nước tổng Pretech  sẽ giúp gia đình bạn bảo vệ sức khỏe với nguồn nước sạch hoàn toàn các chất rắn lơ lửng, ngoài ra còn bổ sung các dưỡng chất cho da hạn chế các bệnh da liễu như mụn nhọt, rôm sảy, nổi mẩn ngứa,…

Máy lọc nước tổng Pretech

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu được chỉ số TSS là gì và những ảnh hưởng mà nguồn nước có độ TSS cao gây ra cho quá trình sinh trưởng của môi trường xung quanh. Để đảm bảo an toàn cho gia đinh bạn, hãy luôn theo dõi nguồn nước nơi bạn sinh sống có đủ sạch theo tiêu chuẩn chưa, hãy sử dụng máy lọc nước tổng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech