Bệnh whitmore do vi khuẩn 'ăn thịt người' có dễ lây?

Cập nhật: 19/9/2019 | 3:42:32 PM

Vào hôm qua ngày 16 tháng 9 có thêm một bệnh nhân bị whitmore do vi khuẩn “ Ăn thịt người” được ghi nhận thêm. Vấn đề đang được chú ý là bệnh có thể lây từ người sang người?

Bệnh nhân mới nhất vào bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội ở ngày thứ 10 của bệnh, sốt cao 38-39 độ. Liên tục có những cơn rét run, đau đầu và mệt mỏi. Không tìm được các ổ nhiễm khuẩn hay các áp xe, kết quả cấy máu phát hiện bệnh nhân có dương tính với bệnh whitmore do : vi khuẩn ăn thịt người.

Nhiễm vi khuẩn nhưng không biểu hiện thành bệnh

Theo thông tin từ bệnh viện đa khoa Đức Giang, cho biết người dễ mắc bệnh thường tập trung vào những người có thể trạng yếu: Bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận, bệnh tắc nghẽn mãn tính, người sử dụng corticoid, bệnh nhân ung thư,...

Bệnh có thể bị mắc do tiếp xúc với đất, nước cũng như bề mặt vi khuẩn, hoặc hít phải các hạt bụi, hạt nước nhiễm khuẩn, ngoài ra còn do xây xước ngoài da.

Theo bác sĩ đa khoa Đức Giang, thì bệnh khó lây từ người sang người. Nhưng biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng. Mỗi thể bệnh thường có triệu chứng lâm sàng khác nhau Khiến cho việc chẩn đoán bệnh thường nhầm với nhiều bệnh lý khác.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung cấp BV Nhiệt Đới Trung Ương Nhiều người có thể nhiễm vi khuẩn gây căn bệnh này, nhưng không thành bệnh, bên cạnh đó có thể bán cấp hoặc cấp tỉnh. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân cấp tính lên đến 50 %.

Các nhà khoa học quốc tế cùng bàn

Sau nhiều năm bệnh bị lãng quên, sắp tới sẽ có một hội nghị quốc tế về căn bệnh whitmore được tổ chức vào tháng 10 năm 2019 tại Hà Nội.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân whitmore. Bệnh này đã được ghi nhận từ những năm 1950. Sau đó lưu hành lẻ tẻ, năm mới có 20 ca bệnh, nên xếp vào nhóm bệnh bị lãng quên.

Tuy nhiên thì gần đây, bệnh gia tăng tại nhiều địa phương.

Riêng tháng 8 vừa qua Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 12 bệnh nhân, 4 người trong đó đã tử vong, 1 nữ bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mất phần mềm vùng cánh mũi khiến nhiều người gọi đây là "vi khuẩn ăn thịt người".

Do dễ bị nhầm lẫn với căn bệnh khác và điều trị khá khó khăn nên tỉ lệ tử vong hiện lên tới 40-50% tùy bệnh viện.

Xem thêm: Nhà đất khu "Rạng Đông" có thực sự đóng băng?

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech