Ô nhiễm không khí Hà Nội kéo dài, bụi siêu mịn đi thẳng vào máu, có thể gây ung thư

Cập nhật: 7/1/2020 | 5:21:28 PM

Bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 đến nay 18/12, Hà Nội liên tục chịu tác động xấu, có nhiều đợt ô nhiễm không khí lên tới mức đỉnh điểm.

Chỉ số đo được của chất lượng không khí AQI luôn duy trì ở mức rất xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Ô nhiễm kéo dài tại Hà Nội đạt ngưỡng nguy hại

Được biết hiện nay không khí tại Hà Nội khắp nơi ô nhiễm tăng lên, khói bụi, khí thải đều bị mắc kẹt lại. Do không thể phát tán đi xa hơn, bởi hiện tượng nghịch nhiệt, khiến cho bầu không khí luôn có sương mù bao quanh, sức khỏe người dân vì thế cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.

Số lượng người già và trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp, hay có tiền sử bệnh hô hấp mãn tính đã phải nhập viện khá nhiều, ghi nhận tại nhiều bệnh viện nhi và bệnh viên lão khoa Trung Ương.

“Từ 8/12 đến 18/12, người Hà Nội liên tục chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí lên mức đỉnh điểm. Chỉ số đo chất lượng không khí AQI luôn duy trì ở ngưỡng tím (rất xấu), có lúc vượt mức tím lên ngưỡng ô nhiễm cao nhất – ngưỡng nâu (nguy hại)”

khuyến cáo của các chuyên gia, thực hiện đo lường không khí.

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết:

“ tình trạng ô nhiễm không khí thời gian tới tại Hà Nội tiếp tục duy trì ở ngưỡng xấu. Dự kiến, 3-4 hôm tới, khi thời tiết có mưa, khói bụi, khí thải “mắc kẹt” có cơ hội được phát tán, chất lượng không khí tại Hà Nội mới được cải thiện”

Bụi mịn vào thẳng máu, có thể gây ung thư

Ngoài ra các chuyên gia không khí cho biết:

“Hiện nay, tại Hà Nội ngoài bụi vô cơ, hữu cơ, khí thải, còn tồn tại một dạng bụi đặc biệt khác là bụi mịn.

Có 2 loại bụi mịn là PM10 và PM2.5, nhưng nguy hiểm nhất là PM2.5. 

Do loại bụi này là những hạt li ti trong không khí, có kích thước 2,5 micron trở xuống, nhở hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người.

Loại bụi này có khả năng len lỏi sâu vào trong phổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, hay hen suyễn…”

Theo tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường - Phòng sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, bụi mịn hầu hết được sinh ra từ khí thải giao thông như: xe máy, ô tô, xe buýt hay từ các loại máy móc nơi công trường xây dựng.

Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, bầu trời như mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù.

"Độ ẩm tăng lên, không khí ô nhiễm, những hạt bụi siêu mịn sẽ càng dễ dàng vào sâu, đi thẳng vào mô, phế nang phổi và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý về hô hấp rất nguy hiểm", tiến sĩ Cường nói.

Ngoài ra BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết:

“ Bụi mịn PM2.5 được hình thành từ các chất độc hại như: Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi siêu nhỏ này có khả năng vượt qua “hàng rào” bảo vệ của các loại khẩu trang thông thường, đi sâu vào trong phổi, len lỏi trực tiếp vào máu rồi gây độc cho cơ thể.

Loại bụi này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi, phổi tắc nghẽn hay thậm chí là cả ung thư.”

“Con người khi hút phải khói bụi này trước mắt có nguy cơ bị sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ho, thậm chí kéo dài có thể gây rối loạn đường thở. Với người già, trẻ nhỏ hay người mắc các vấn đề về hô hấp mãn tính, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn”, bác sĩ Hồng nói.

Do bụi này có thể xuyên qua khẩu trang, nên mọi người khó có thể phòng chống bằng khẩu trang. Chính vì vậy cần hạn chế ra ngoài, và sử dụng các loại khẩu trang chất lượng hơn, để hạn chế bụi bẩn, đóng cửa kính cẩn thận.

Xem thêm: Người bệnh đã chết vẫn... khám bệnh thêm 12 lần

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech