Nguy cơ nhiễm thạch tín trên cả nước

Cập nhật: 12/4/2018 | 9:59:00 AM

Theo từ điển Bách khoa dược học xuất bản năm 1999, thạch tín là tên gọi thông dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất ôxit của Asen hóa trị III (As2O3).

Ôxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín bằng nửa hạt bắp, người ta có thể chết ngay tức khắc. Asen là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất, khoảng 1 đến 2 mg Asen/kg, là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thủy ngân. 

Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Nếu bị nhiễm độc Asen một cách từ từ, mỗi ngày một ít, tùy theo mức độ bị nhiễm và thể trạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

Theo GS - TS Đào Ngọc Phong (Viện Địa chất và Khoáng sản), khi điều tra về nhiễm độc Asen ở vùng thượng nguồn sông Mã, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy những người bị nhiễm độc Asen mãn tính ở đây có 31 triệu chứng lâm sàng liên quan đến Asen.

Điều nguy hiểm là Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, ngay cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện bằng cảm quan. Bởi vậy, các nhà khoa học gọi Asen là “sát thủ vô hình”.

Đầu tháng 7/2000, ông David G. Kinniburgh, chuyên gia địa hóa người Anh, cùng các thành viên của UNICEF và các nhà khoa học Việt Nam đã điều tra tình trạng nhiễm độc Asen ở nước ta.

Họ kết luận Asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước, với nồng độ khác nhau.

Trong những điều kiện nhất định, nó có thể tan vào trong nước, điều này xảy ra ở các châu thổ rộng lớn, ở chỗ trũng trong nội địa, gần các mỏ...

Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm Asen bất cứ lúc nào.

Hotline tư vấn xử lý nước, vật liệu lọc nước, lõi lọc nước: 1900 636 683

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech