Nhiều xử lý bất cập tại khu xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp

Cập nhật: 24/3/2018 | 9:28:19 AM

Tình trạng vi phạm các quy định về xây dựng, đất đai, môi trường còn khá phổ biến; nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cùng với các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác; ý thức chung bảo vệ môi trường cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng chưa triệt để.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 18 khu công nghiệp với tổng diện tích theo quy hoạch gần 3.441ha, trong đó có 9 khu tập trung đã đi vào hoạt động và khoảng 618 doanh nghiệp thứ phát đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thành phố có 89 cụm công nghiệp với 43 cụm hoạt động ổn định, 46 cụm mới hoàn thành đầu tư hạ tầng.

Nhiều khu - cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn Việt Nam

Theo báo cáo của đơn vị chức năng, tại 9 khu công nghiệp tập trung chủ đầu tư đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải; còn tại 43 cụm công nghiệp đang hoạt động mới cơ bản hoàn thành 21 trạm xử lý nước thải tập trung.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 10 cụm có trạm xử lý nước thải vận hành bình thường với tổng công suất thiết kế là 10.800m3/ngày đêm; 11 cụm có trạm xử lý nước thải nhưng chưa đi vào vận hành hoặc vận hành không đạt cần phải đầu tư, bổ sung hoặc đang vận hành thử; 1 cụm mới hoàn thành phần xây dựng, chưa lắp đặt thiết bị. 2 cụm đã có dự án đầu tư đang chuẩn bị xây dựng và 19 cụm chưa có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải.

Xem thêm: Hướng dẫn xử lý nước thải cho khu đông dân cư

Nhằm tạo ra bước chuyển căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, 100% khu - cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện việc rà soát quy trình lập và thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, tuân thủ nghiêm quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, thời gian giải quyết đối với thủ tục hành chính này đã được rút gọn còn 20 ngày làm việc, giảm 30 ngày  so với qui định tại Nghị định số 18/2015/NĐ - CP.

Đáng chú ý, các yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án trong bảo vệ môi trường cũng được qui định rõ  từ quá trình thi công đến vận hành dự án. Chủ đầu tư phải đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện, áp dụng triệt để các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực phát sinh từ quá trình triển khai, xử lý các nguồn thải phát sinh có khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân xung quanh khu vực dự án gồm nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn và chất thải nguy hại đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Và đặc biệt là quy chuẩn kỹ thuật Thủ đô.

Ngoài ra, các chủ dự án sản xuất công nghiệp phải thực hiện trách nhiệm về kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech