Màng lọc RO bao lâu phải thay thế, mua màng lọc RO ở đâu?

Cập nhật: 8/9/2021 | 9:38:54 AM

Công nghệ lọc nước RO thực hiện chức năng xử lý các nguồn nước sinh hoạt thông thường trở thành nước tinh khiết, giúp bảo vệ sức khỏe con người. Và một thành phần không thể thiếu để giúp thực hiện tốt tính năng này là màng RO (lõi RO) còn được gọi là lõi lọc số 4. Vậy màng lọc RO là gì?

Bạn biết không, các chất rắn, thuốc trừ sâu, tạp chất có kích thước lớn không thể đi qua màng lọc RO. Các vi khuẩn, virus đều có kích thước lớn gấp chục lần các lỗ nhỏ trên màng. Kể cả các ion kim loại nặng cũng không thể chui lọt qua lõi lọc nước RO. Lúc này, nước đầu ra của máy lọc nước chính là nước tinh khiết, có thể uống trực tiếp!

Màng lọc RO là gì?

Màng lọc RO được phát minh bởi Origin. Từ những năm 50 của thế kỷ trước màng đã được nghiên cứu, phát minh ra các nguyên lý hoạt động để tạo nên sự thẩm thấu. Nhưng mãi đến năm 1970 việc sản xuất mới bắt đầu phát triển mạnh và được đưa vào sản xuất dưới hoạt động thương mại. Tại Mỹ, chúng ban đầu chỉ được nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực quân sự, tàu ngầm,.. để lọc thành nước tinh khiết.

Ngày này, khi công nghệ màng lọc RO được phát triển mạnh và đưa vào hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, màng lọc này đã được nghiên cứu và nâng cấp với các mắt lưới với kích thước siêu nhỏ để lọc được những nguồn nước tinh khiết nhất thông qua máy lọc nước RO. Chính sự ra đời của công nghệ RO đã tạo nên hệ thống lọc lớn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế và sinh hoạt.

Cấu tạo của lõi RO

  • Các cụm màng làm từ chất liệu đặt biệt Thin Film Composite – TFC xếp thành chồng, cuộn tròn hình ốc xoắn quanh một ống dẫn nước với các lỗ nhỏ kích thước chỉ từ 0.1 đến 0.5 nanomet. Cấu tạo một cụm gồm: Lớp đệm, màng lọc và lớp thẩm thấu.
  • Ống dẫn nước ở trung tâm có chức năng thu hồi nước tinh khiết sau khi đi qua màng.
  • Bên ngoài cùng của lõi lọc là lớp màng bảo vệ bằng nhựa.

Chức năng/công dụng của lõi lọc nước số 4

  • Lõi lọc số 4 trong máy lọc nước RO giúp loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, asen, ion kim loại nặng, chất độc hại, dầu, clo,…trong nước đầu vào.
  • Kết hợp với bộ lọc thô, nguồn nước qua lõi này là nguồn nước thực sự tinh khiết, có thể uống trực tiếp như nước đóng chai.
  • Phù hợp với đặc thù nguồn nước tại Việt Nam, hoạt động ổn định dù nguồn nước đầu vào khi đo chỉ số TDS có thể lên đến 500ppm – 1000ppm.
  • Kích thước chuẩn, thay thế được cho tất cả các loại máy lọc nước RO trên thị trường.

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Màng RO hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược. Theo đó, với áp lực đủ lớn, nước được đẩy ngược lên qua màng.

Các tạp chất có kích thước lớn hơn kích thước lỗ trên màng sẽ bị loại bỏ. Các phân tử nước có kích thước nhỏ hơn khe hở trên màng sẽ được thẩm thấu qua.

Với công nghệ hiện đại, màng chính là “trái tim” của máy lọc nước sử dụng công nghệ RO. Tạo ra nguồn nước sinh hoạt, nước uống trực tiếp theo đúng chuẩn của Bộ Y Tế.

Màng lọc RO bao lâu phải thay thế?

Trong điều kiện hoạt động bình thường, nguồn nước đầu vào ổn định, không nhiễm chì, asen hay tạp chất quá nặng (nước sông hồ ô nhiễm) thì thời gian cần thay thế lõi RO là từ 24 – 36 tháng.

Tuy nhiên, trước hiện trạng nguồn nước đang ô nhiễm trầm trọng như hiện nay, khách hàng nên kiểm tra và thay thế màng khi thấy nước lọc ra chậm, độ tinh khiết của nước giảm hoặc nhận thấy nước có mùi lạ.

Điều kiện sử dụng, cách bảo quản để màng RO hoạt động tốt nhất

Để lõi lọc nước RO hoạt động tốt nhất, điều kiện sử dụng và cách bảo quản như sau:

  • Nguồn nước đầu vào cần được lọc trước với cấp độ lọc loại bỏ tạp chất kích thước 5 micron, không để cặn bẩn lơ lửng bám vào màng.
  • Nên xử lý diệt khuẩn nước bằng đèn cực tím để màng lọc RO không bị tình trạng nhiễm vi sinh vật từ nguồn nước
  • Áp suất hoạt động lý tưởng là 8kg/cm2 – 15kg/cm2
  • Nhiệt độ hoạt động tiêu chuẩn là từ 25 độ C đến 32 độ C
    Độ pH từ 3.0 đến 10.0

Bên cạnh đó, cần bảo quản lõi RO trong điều kiện:

  • Nhiệt độ phòng, không có hơi lạnh
  • Nếu không có bao nhựa bọc ngoài màng, cần châm dung dịch bảo quản và buộc chặt để không cho vi sinh vật có điều kiện phát triển. Thông thường, dung dịch sử dụng để bảo quản màng là sodium bisulfite 1% hoặc sodium metabisulfite 1%.
  • Khi đã sử dụng lần đầu tiên, hãy luôn giữ ẩm cho màng
  • Nước sau khi lọc qua màng RO trong 1 tiếng đầu tiên nên xả bỏ, vì nó chứa dung dịch bảo vệ màng trong đó.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất lọc của màng RO là gì?

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình lọc, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo áp lực nguồn nước tối thiểu là 5 PSI. Lượng nước đầu vào hệ thống lọc tiêu chuẩn ở mức  50 PSI – 80 PSI sẽ giúp hệ thống tạo áp lực tốt, tạo hiệu suất trong quá trình lọc.
  • Chú ý đến số lượng chất rắn có trong nước. Mỗi khu vực sẽ có tính chất nguồn nước các khác. Đặc biệt là những khu vực có lượng muối cao thì tỷ số TDS/muối cao sẽ tạo một lớp phủ trên màng RO và cũng làm giảm lượng nước được thẩm thấu. Lâu ngày, chúng sẽ ảnh hưởng đến tính năng hoạt động của hệ thống lọc.
  • Hệ thống lọc RO sẽ có các van xả tự động để vệ sinh màng lọc định kỳ. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm van xả bằng tay để dễ dàng loại bỏ các chất thải tích tụ lâu ngày, giúp tăng hiệu quả hoạt động cho màng lọc RO.
  • Lựa chọn những đơn vị phân phối, cung cấp sản phẩm lõi lọc uy tín, chính hãng để đạt hiệu quả lọc và tiết kiệm điện năng.

Bạn đang thắc mắc màng lọc RO giá bao nhiêu?

Thực ra, trên thị trường hiện nay có các loại màng lọc RO với các thương hiệu khác nhau như: Dow Filmtec, Hàn Quốc, Aqualast, RO Rotex, Sunhouse, Kangaroo, Karofi,Pretech…

Bạn đang băn khoăn không biết mua màng lọc RO ở đâu? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech