Những lỗi sai thường gặp khi sử dụng bếp từ

Cập nhật: 28/6/2022 | 2:35:16 PM

Ngoài ra, khi dùng các dụng cụ đảo thức ăn,bạn nên chọn loại có khả năng chịu nhiệt cao: gỗ, silicon... Lưu ý không sử dụng đồ kim loại vì tính dẫ nhiệt nhanh, hoặc nhựa do có thể dẫn đến tình trạng bị chảy. 

1/ Sử dụng dụng cụ nấu ăn KHÔNG phù hợp

Sẽ có không ít lần người tiêu dùng nhận ra nồi hoặc chảo của họ không hề nóng sau một khoảng thời gian đặt trên bếp từ. Tại sao? Vì khi đó có thể nồi/chảo của bạn không được làm từ những vật liệu thích hợp với bếp từ. 

Loại nồi dành cho bếp từ là các nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men hoặc thủy tinh có sợi kim loại.

2/ KHÔNG làm sạch sau khi nấu

How to Clean Your Glass Cooktop | Kelso Sales & Service

Bếp từ có mặt kính sang trọng, việc đầu tiên cần làm là tránh để các vật dụng sắc nhọn cạnh ở mặt bếp, sẽ làm mặt kính dễ bị trầy xước. Bên cạnh đó, cũng cần làm sạch bếp từ thường xuyên vì các vết thức ăn bám lại sẽ khiến mặt kính bị bẩn.

Việc làm sạch giúp mặt kính luôn giữ được vẻ đẹp sang trọng, tránh khi đun nóng các vết bẩn sẽ khiến làm nứt, vỡ mặt kính.
Để làm sạch mặt bếp cũng rất đơn giản:

  • Chỉ cần sử dụng chất Ctẩy rửa chuyên dụng hoặc sử dụng baking soda, giấm trắng,… nhanh chóng, lại an toàn cho sức khoẻ. 
  • Khi nấu ăn xong, khi mặt bếp đã nguội bớt hãy dùng khăn ẩm lau qua một lần để bếp từ luôn được sạch bóng.
  • Tuyệt đối không được dùng các loại giấy nhám, bàn chải cứng hay chất liệu nhôm vì sẽ làm hỏng và xước bề mặt bếp.

3/ KHÔNG sử dụng bếp thường xuyên

Đặc biệt với riêng bếp từ thì việc sử dụng bếp thường xuyên rất quan trọng. Việc để bếp không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến hơi ẩm bám quanh, gây ra tình trạng mối mọt, làm hỏng mạch điện, các chức năng của bếp không được sử dụng nhiều cũng có thể sẽ hoạt động không chính xác.

Bếp từ nên để ở những nơi khô thoáng, sử dụng với tần suất thường xuyên để đảm bảo nhất sự an toàn, tránh bị lỗi, hỏng; đảm bảo thời gian sử dụng của bếp luôn được lâu dài.

4/ Rút nguồn điện khi nấu ăn xong

Encourage Employees to Unplug » Community | GovLoop

Sai lầm khi sử dụng bếp từ mà khá nhiều người mắc phải chính là rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng xong.

Đây là lỗi sai nghiêm trọng nhất có thể khiến bếp nhanh chóng bị hỏng. Khi đun nấu xong cần để cho hệ thống quạt tản nhiệt hoạt động, loại bỏ những khí nóng ra ngoài. Việc ngắt nguồn ngay khiến bếp không được làm mát, về lâu dài sẽ bị hỏng các linh kiện, tuổi thọ của bếp cũng bị giảm.

Nếu muốn ngắt nguồn điện, hãy đợi khoảng 10-15 phút sai khi nấu, khi đó bếp đã được làm nguội.

5/ Nấu ăn với nhiệt độ CAO quá lâu

Việc nấu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nhưng sẽ là lỗi sai khi sử dụng bếp từ nghiêm trọng. 

Mỗi món ăn sẽ có mức nhiệt đun nấu phù hợp, và có thể phải tùy chỉnh nhiệt độ trong quá trình nấu, đừng vì muốn nấu ăn nhanh mà chỉ chọn một mức nhiệt duy nhất, điều đó chỉ làm tuổi thọ bếp từ bị rút ngắn lại mà thôi.

6/ Để nồi KHÔNG đúng vị trí nấu

Hãy luôn đặt nồi tại đúng vị trí mâm nhiệt đã được kí hiệu rõ trên mặt bếp, khi đó việc nấu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn, tránh hao phí điện năng không đáng có trong quá trình sử dụng bếp. 

Ngoài ra khi đặt nồi đúng vị trí quy định sẽ giúp mặt kính bền hơn vì trọng lượng được phân bổ đều lên trên mặt bếp.

7/ Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác

Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop… để đảm bảo chất lượng hoạt động không chỉ của bếp từ mà còn của các thiết bị khác. 

8/ Không đọc kỹ và hiểu rõ thông tin trên bảng điều khiển

Có khi nào khi nhìn vào thanh trượt điều khiển bạn không hiểu hết tất cả các chức năng được thể hiện trên đó? Đó là điều rất nhiều người tiêu dùng đang mắc phải, dẫn đến không ít trường hợp chọn sai chế độ nấu. 

Vì vậy, khi chưa sử dụng quen các biểu tượng trên bếp cần đọc chú thích và hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng để chọn đúng chức năng nấu cần sử dụng của bếp.

Một điều quan trọng không kém là bạn nên chú ý chọn mua bếp từ của những nhà sản xuất có uy tín đã được kiểm định chất lượng rõ ràng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Mua bếp từ ở đâu? 

Bếp từ Pretech với thiết kế hiện đại, mặt kính sang trọng, thanh điều khiển cảm ứng dễ thao tác, với nhiều chức năng hữu ích như: 

  • Gia nhiệt thúc đẩy thời gian nấu
  • Tạm dừng thông minh, tiết kiệm điện năng
  • Khóa an toàn cho trẻ em
  • Cảnh báo dư nhiệt và thiết bị nấu không đúng kịp thời

Pretech tự hào là địa chỉ uy tín, phù hợp để bạn lựa chọn các thiết bị gia dụng: 

  • Bảo hành dài hạn - Đặc biệt, không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Pretech còn giúp bạn an tâm sử dụng với chính sách bảo hành dài hạn lên tới 24 tháng.

Bạn có thể liên hệ với Pretech ngay hôm nay để nhận được những tư vấn nhanh chóng, chính xác về sản phẩm. Đội ngũ Pretech với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực gia dụng rất vinh dự khi  được đồng hành cùng bạn và gia đình !

8 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục

Bếp điện từ là một sản phẩm nhà bếp hiện đại, sang trọng, đang dần chiếm lĩnh thị trường và dần thay thế cho bếp gas, tuy vậy trong quá trình sử dụng hoặc lắp đặt sẽ gặp phải một số lỗi như sau:

1. Lỗi E0 – Bếp điện từ không nhận nồi, kích cỡ nồi không phù hợp

Lỗi phổ biến khiến người dùng khó chịu chính là lỗi E0, tức bếp không nhận nồi. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn sử dụng bếp từ không đúng với nồi, không phải nồi từ. Hoặc nồi có kích thước nhỏ và nhỏ hơn 1/2 so với vòng bếp từ khiến bếp không hoạt động được.

Cách khắc phục đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện được chính là đổi nồi. Chọn đúng nồi sử dụng dành cho bếp điện từ. Đồng thời kiểm tra kích thước nồi để xem có quá nhỏ hay không. Qua đó việc sử dụng sẽ đơn giản và nồi hoạt động trở lại như bình thường.

8 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ và cách khắc phục

2. Lỗi E1 – Bếp điện từ bị quá nhiệt

Lỗi cơ bản tiếp theo cũng hay xảy ra với bếp điện từ chính là bị quá nhiệt sử dụng. Nếu bạn đã đun nấu trong 1 thời gian dài và nhiệt sử dụng cao thì rất dễ dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân là bởi quạt gió không kịp làm mát bếp. Từ đó hệ thống cảnh báo nhiệt làm việc, đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động. Nhiều người lầm tưởng rằng bếp bị hỏng. Tuy nhiên chỉ vì quá nhiệt nên tạm thời ngừng hoạt động.

Cách khắc phục trong tình huống này thì chỉ nên tắt bếp ngay lập tức. Tuy nhiên chú ý không rút nguồn điện mà giữ nguyên để quạt gió tiếp tục hoạt động. Đồng thời lấy nồi ra khỏi bếp và dùng thêm quạt bên ngoài để làm nguội bếp nhanh hơn.

3. Lỗi E2 – Nguồn điện quá mạnh

Lỗi E2 này bạn sẽ không gặp nhiều vì thường là do nguồn điện chỗ bạn cao hơn mức thường. Khi có nguồn điện cao hơn, cảm biến của bếp sẽ cảnh báo, đồng thời tự động ngắt. 

Bạn cần kiểm tra xem nguồn điện chỗ bạn có phải là 220V hay không. Bếp điện từ thông thường chỉ sử dụng định mức đó là hoạt động tốt nhất. Vì thế nên cân nhắc để đảm bảo an toàn cho bếp

8 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ và cách khắc phục

4. Lỗi E3 – Điện áp quá yếu

Điện áp bị yếu cũng là tình trạng phổ biến xảy ra thường xuyên khi sử dụng bếp từ. Việc điện áp quá yếu không đủ để hoạt động bếp. Vì thế bếp sẽ không hoạt động hoặc liên tục bị ngắt.

Trong trường hợp bạn thường xuyên dùng bếp điện từ nhưng điện áp yếu thì hãy lắp ổn áp cho bếp từ của mình

5. Lỗi E4 – Qúa tải điện hoặc nhiệt độ nồi quá cao

Bạn cũng sẽ thấy lỗi có tiếng bíp gián đoạn khi đang sử dụng bếp. Lỗi này được gọi là E4. Nguyên nhân là do điện bị quá tải hoặc nhiệt độ nồi nằm trên bếp quá cao. Khi đó sẽ khiến cho bếp có tiếng bip và ngưng hoạt động.

Cách khắc phục đơn giản là tắt bếp, để nguội và sử dụng lại sau ít nhất là 30 phút. Nếu đang gấp rút thì có thể áp dụng cách sử dụng bếp khác cho tiện lợi.

6. Lỗi E5 – Trở cảm biến của bếp quá nhiệt

Thường thì có nhiều người vì muốn đẩy nhanh quá trình sôi của bếp mà để nhiệt độ cao. Tuy nhiên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt. Khi đã nóng quá mức thì bếp cũng sẽ tự động ngưng hoạt động. Lúc này bạn nên để nguội bếp, sử dụng lại sau ít nhất 30 phút.

Ngoài ra cũng nên chú ý đến việc sử dụng bếp điện từ ở nhiệt độ vừa phải để tránh quá tải nhiệt. Cách này dùng vừa bền lại không khiến bếp bị quá nhiệt.

8 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ và cách khắc phục

7. Lỗi E6 – Tiếng bíp gấp, nhiệt độ đáy nồi hoặc cảm biến có vấn đề

Lỗi tiếp theo cũng hãy xảy ra với bếp điện từ chính là những tiếng bíp gấp. Lúc này đồng nghĩa với việc cảm biến nhiệt của bếp đang có vấn đề hoặc đáy nồi quá tải nhiệt. Bếp sẽ tự động ngưng hoạt động.

Nên chú ý tắt bếp ngay, để làm nguội bếp khoảng 30 phút. Nếu cảm biến nhiệt bị cháy thì nên thay để đảm bảo sử dụng an toàn.

8. Lỗi EF- Bề mặt bị ướt

Cuối cùng một lỗi khá phổ biến mà bạn cũng có thể tham khảo là bề mặt bếp điện từ bị ướt. Khi bề mặt bếp bị ướt cũng không thể hoạt động được bình thường.

Vì thế nên bạn cần phải chú ý để đảm bảo lau khô trước khi sử dụng bếp.

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech