Nước máy đun sôi có uống được không? Làm sạch nước máy bằng giải pháp nào?

Cập nhật: 1/10/2021 | 9:14:33 AM

Trước khi hiểu rõ bản chất nước máy có sạch không, uống nước máy có sao không, chúng ta cần tìm hiểu nước máy là gì bằng cách quay ngược lại tìm hiểu nguồn gốc của nước máy.

Nước máy là gì?

Nước máy thực chất là nước tự nhiên từ sông suối, ao hồ, nước ngầm... đã được xử lý bởi  hệ thống lắng và lọc nước công nghiệp của nhà máy nước tại địa phương. Các hệ thống này sẽ ngăn chặn bớt các tạp chất thô như bùn đất, cặn bã, rong rêu,... có tồn tại trong nước, và loại bỏ một số vi khuẩn, kim loại nặng. 

Sau quá trình xử lý này, nước tự nhiên sẽ trở thành nước máy và được vận chuyển qua các hệ thống ống dẫn để đi đến nhiều nơi tiêu thụ cho người dân sử dụng trong sinh hoạt hoặc sản xuất.

Từ cuối thế kỷ 19, nhà máy xử lý nước ra đời và tạo ra một bước phát triển mới trong ngành xử lý nước, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người dân. Nước máy hiện đang được sử dụng khá phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, khi nguồn nước tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm bởi tác động của công nghiệp hóa, liệu nước máy có còn sạch không và có thể dùng để ăn uống trực tiếp luôn là thắc mắc của nhiều người và sẽ được giải đáp dưới đây.

Nước máy có sạch không?

Câu trả lời là tương đối sạch, tuy nhiên mức độ sạch ít hay nhiều còn tùy thuộc vào chất lượng nhà máy xử lý nước và đường ống dẫn nước tại từng quốc gia khác nhau.

Quốc gia càng phát triển thì càng có công nghệ xử lý nước tiên tiến và đường ống dẫn nước bền bỉ, cho ra nước máy càng sạch để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí tại những nước có công nghệ đứng đầu thế giới như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,... người dân có thể uống nước máy trực tiếp tại vòi mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì thế tại các quốc gia này, câu hỏi uống nước máy có sao không là câu hỏi thừa vì uống nước máy đã trở thành thói quen của họ mà không ảnh hưởng sức khỏe.

Tuy nhiên tại Việt Nam nền công nghệ tụt hậu hàng chục năm so với các quốc gia tiên tiến do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài thì tất niên hệ thống xử lý nước sẽ không tốt bằng.

Ngoài ra, chất lượng nước máy còn tùy thuộc không nhỏ vào hệ thống đường ống dẫn nước. Tùy thuộc từng địa phương, quốc gia khác nhau mà có chất liệu đường ống khác nhau. Tại Việt Nam, hệ thống đường ống dẫn nước đã qua hàng chục năm không tránh khỏi nguy cơ bị rò rỉ hoặc gỉ sét, khiến nước máy bị phơi nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, cặn thô và kim loại nặng từ lòng đất xâm nhập vào... Các chất độc này nếu không được lọc sạch kỹ càng trước khi uống thì sẽ âm thầm tích tụ gây bệnh cho cơ thể về lâu dài. 

Vì thế, câu trả lời cho nước máy có sạch không tại Việt Nam là nước máy tương đối sạch, có thể dùng trong sinh hoạt hằng ngày như: Giặt giũ, tắm rửa, rửa chén,... tuy nhiên để dùng trong ăn uống hằng ngày thì vẫn chưa thực sự an toàn.

Nước máy có uống được không?

Như đã giải thích ở trên, câu trả lời cho nước máy có uống được không là nước máy tại Việt Nam không đủ sạch để uống trực tiếp vì còn tồn tại vi khuẩn, kim loại nặng, clo dư,...

Dùng nước máy để nấu ăn có được không?

Vậy còn dùng nước máy để nấu ăn có được không? Như đã nói ở trên, nước máy có thể còn chứa vi khuẩn, kim loại nặng, clo dư hoặc phèn do nhà máy xử lý không kỹ hoặc rò rỉ ống dẫn. Vì thế không nên dùng nước máy để nấu ăn nếu như nước chưa được lọc để loại bỏ những cặn bẩn này.

Nước máy đun sôi uống có được không?

Sau khi câu hỏi nước máy có sạch không được giải đáp như trên, người dùng thường tìm đến các phương pháp truyền thống như đun sôi để làm sạch nước. Tuy nhiên, nước máy đun sôi uống có được không?

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng chai (uống trực tiếp) do Bộ Y tế ban hành QCVN 6-1:2010/BYT, nước sạch phù hợp cho ăn uống trực tiếp phải đạt 28 chỉ tiêu nghiêm ngặt về chất lượng, bao gồm những yêu cầu vệ sinh an toàn như không mùi, không màu, không vị lạ, không chứa tạp chất (kim loại nặng, cặn thô,..) và không tồn tại bất kỳ vi khuẩn nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 

Câu trả lời trên cũng đã giải thích một cách khoa học câu hỏi nước máy có uống được không, dùng nước máy để nấu ăn có được không, vì nước máy tại Việt Nam còn tồn tại vi khuẩn, clo dư, asen, kim loại nặng,... nên sẽ không thể đạt tiêu chuẩn nước sạch ăn uống theo quy định của Bộ Y tế như định nghĩa ở trên.

Vậy nếu đem đi đun sôi, nước máy đun sôi uống có được không? Theo các chuyên gia bác sĩ, việc đun sôi chỉ diệt bỏ được một số vi khuẩn chứ không có loại bỏ được kim loại nặng và cặn thô có hại. Bằng chứng là sau khi đun sôi nước, chúng ta thường thấy đóng cặn trắng ở đáy bình đun. Đó là hiện tượng một số kim loại nặng của nước máy bị kết tủa do nhiệt độ cao, và vẫn còn tồn tại trong nước đun sôi chứ chưa được loại bỏ.

Ngoài ra, có những vi khuẩn có thể sống sót với nhiệt độ trên 100 độ C. Nguy hiểm hơn là nước đun sôi để nguội sau 24 tiếng ngoài môi trường có nguy cơ tái nhiễm khuẩn khá cao, uống vào sẽ có hại cho cơ thể. Còn nếu đun đi đun lại nhiều lần bằng bếp gas hoặc bình siêu tốc thì sẽ rất hao tốn gas hoặc điện năng cho người dùng.

Vì thế, đun sôi nước máy chưa phải là giải pháp an toàn nhất để uống trực tiếp nếu đối chứng theo tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế về nước sạch. Lúc này, người dân cần có một giải pháp lọc sạch mang lại nguồn nước tinh khiết, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà vẫn tiết kiệm chi phí hằng ngày.

Nước máy làm sạch bằng giải pháp nào tốt nhất?

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, chất lượng nước máy không còn là vấn đề lớn khi chúng ta có thể dễ dàng tìm được giải pháp lọc sạch nước máy an toàn mà vẫn tiết kiệm chi phí. Tiêu biểu nhất là sử dụng máy lọc nước RO đến từ những thương hiệu có uy tín như Pretech với cam kết nước đầu ra đạt 2 tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế quy định (trên các mẫu kiểm nghiệm), đó là:

  • QCVN 6-1:2010/BYT - Quy chuẩn cao nhất dành cho nước ăn uống trực tiếp của Bộ Y tế.
  • QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn chất lượng nước ăn uống.

Dùng màng RO có lọc sạch nước máy không?

Máy lọc nước RO là loại máy sử dụng công nghệ màng lọc RO thẩm thấu ngược để loại bỏ 99,9% các vi khuẩn và tạp chất có hại... Ưu điểm của màng lọc này là có các khe lọc nhỏ hơn 10-100 lần so với màng Nano, UF nên lọc sạch được nhiều loại nguồn nước đầu vào chứ không chỉ riêng gì nước máy, và không kén chọn nguồn nước như công nghệ lọc Nano, UF...

Dùng màng RO có mất đi khoáng chất? 

Về màng lọc RO, có nhiều ý kiến cho rằng vì kích thước khe lọc quá nhỏ, màng RO sẽ vô tình loại bỏ đi những khoáng chất có lợi có trong nước, đồng thời cho ra nhiều nước thải.

Điều này chưa hoàn toàn chính xác vì sau khi lọc qua màng RO, máy lọc nước RO vẫn được trang bị thêm các lõi khoáng tự nhiên, giúp bù lại lượng khoáng đã mất. Công nghê RO thậm chí có thể ứng dụng trong máy lọc nước ion kiềm (loại máy không thể thiếu chất khoáng cho quá trình điện phân) mà vẫn đảm bảo chất lượng các chỉ số nước tốt ở mức cao...

Màng RO có tốn nhiều nước thải?

Với khả năng lọc mọi nguồn nước ô nhiễm, màng RO của máy thường phải có nước thải để loại bỏ ra bên ngoài các chất độc hại, tránh tình trạng chất độc ngấm vào lõi lọc làm giảm hiệu quả lọc và gây ô nhiễm nguồn nước.

Tóm lại, nước máy có sạch không còn tùy thuộc vào hệ thống xử lý nước của từng quốc gia. Uống nước máy có sao không, dùng nước máy để nấu ăn có được không cũng đã được giải thích cặn kẽ như trên. Để có nguồn nước sạch và an toàn cho ăn uống, chúng ta nên sử dụng thêm máy lọc nước RO từ những hãng chất lượng, đạt Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT về nước uống trực tiếp là tốt nhất cho sức khỏe người dùng. Để được tư vấn, vui lòng liên hệ 1900 636 683.

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech