Sau dịch Covid trân trọng khoảng thời gian dãn cách bên tổ ấm gia đình của mình

Cập nhật: 8/9/2021 | 9:39:16 AM

Chắc hẳn hầu hết trong chúng ta ai cũng từng chải qua cảm giác này. Chưa bao giờ, ngôi nhà lại gắn bó với chúng ta nhiều như hiện nay. Đó có thể là 24/24h ở nhà để giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Ở nhà là yêu nước và cũng là để yêu hơn căn nhà của chính mình.

NHÀ - NƠI YÊN BÌNH GỌI TÊN

Thi hào Goethe từng nói: “Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”.

Nhà không đơn thuần chỉ là một không gian kiến trúc hay địa chỉ định danh trên bản đồ. Nhà còn là “chứng nhân” cho cả quãng đời của một con người, từ khi ra đời, lớn lên, trưởng thành cho đến lúc già yếu rồi nhắm mắt xuôi tay. Nhà là nơi mang trọn buồn vui, chở che ta lúc thành công cũng như khi thất bại với tất cả sự yêu thương.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian dịch bệnh phức tạp, giãn cách lâu ngày, nhà lại càng gắn bó và quan trọng hơn với mỗi người. Ngôi nhà lúc này chính là “tấm khiên” an toàn và thân thuộc nhất để giúp ta chống đỡ dịch bệnh, vượt qua khó khăn. Trong lúc này, có một căn nhà để trở về là điều thật đáng trân quý, khi mà ngoài kia còn biết bao người phải ngủ tạm ở gầm cầu, vỉa hè, bao mảnh đời còn lang thang không nơi nương tựa.

Và ở nhà nhiều cũng không hề buồn chán hay vô nghĩa. Sau những ngày giãn cách, chúng ta đã có thêm thời gian để quan tâm, chăm chút cho chính mình và những người thân. Ở nhà chính là khoảng thời gian thật sự hữu ích để ta sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn và làm được nhiều điều ý nghĩa.

ĐỂ YÊU NHÀ NHIỀU HƠN

Vậy đã khi nào bạn nói lời cảm ơn tới ngôi nhà của mình chưa? Đã khi nào bạn thực sự trân trọng căn nhà nơi mình đang sinh sống?

Đối với gia đình chị Thu Trang (Long Biên, Hà Nội), căn hộ chung cư mới mua chính là một món quà tuyệt vời mà hai vợ chồng tự tay sắm sửa để hiện thực hóa mục tiêu “an cư lạc nghiệp” tại Thủ đô. Không yêu sao được khi căn hộ 2 phòng ngủ xinh xắn tại chung cư Bình Minh Garden chính là thành quả sau thời gian dài nỗ lực của hai vợ chồng, là bến đỗ yên bình để tận hưởng cuộc sống, tránh xa ô nhiễm, dịch bệnh.

Hay với anh Mạnh Quân (Cầu Giấy, Hà Nội), căn biệt thự tại khu đô thị Louis City Hoàng Mai lại thể hiện cho lòng thành và sự báo hiếu đối với bậc sinh thành. Anh Quân chia sẻ: “Bố mẹ đã vất vả cả đời vì con vì cháu, nay khi cao tuổi nên được nghỉ dưỡng, an vui trong không gian xanh với thiên nhiên chan hòa, trong lành. Ngôi nhà này là lời cảm ơn chân thành tới đấng sinh thành, là mái ấm bình yên nhất để con cháu quây quần sum vầm với ông bà”.

Một căn nhà riêng nho nhỏ đối với gia đình chị Ngọc Mai (Tp.HCM) lại đang là giấc mơ dang dở, chưa biết khi nào thực hiện được. Bởi hai vợ chồng cùng ở tỉnh xa tới thành phố lập nghiệp, chỉ có đồng lương eo hẹp trong khi phải gánh nặng bao khoản chi phí. Trong ánh mắt chị, khi nhắc đến “nhà” là nghĩ đến một điều gì đó xa xôi, mơ hồ…

Ngôi nhà - đó không chỉ là tài sản lớn mà có khi còn là tâm huyết tích cóp cả đời người, là biết bao công sức, sự nỗ lực và chăm chút mới có được.

Sau đại dịch Covid-19, tư tưởng, tâm trạng của nhân dân và trong triết lý về đời sống đã xuất hiện những cái mới. Trước dịch Covid-19, chúng ta phấn đấu tăng trưởng nhanh, không ngừng nâng cao thu nhập và coi đấy là mục tiêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, mới thấy hóa ra tăng trưởng nhanh, thu nhập cao tuy rất cần nhưng không phải là tất cả, mà cảm giác hạnh phúc lại nằm ở sự an toàn, bình an. Thu nhập có thể chưa cao, tốc độ phát triển có thể chưa cao lắm nhưng Việt Nam phải là một quốc gia bình yên, an ninh con người và an ninh xã hội được bảo đảm. Đó chính là tâm trạng và mong muốn của nhân dân.

Về mặt triết lý, đại dịch buộc nhân loại phải điều chỉnh tư duy, phải biết coi trọng hơn môi trường sống, coi trọng hơn sự an toàn chứ không thể chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. Covid-19 thực chất là hệ lụy của nhân họa khi con người tàn phá tự nhiên, tàn phá môi trường.

Tôi cảm giác sau dịch Covid-19, xu hướng coi chỉ số hạnh phúc, bình an là điều quan trọng nhất đang mạnh lên. Đại dịch cho thấy “người giàu cũng khóc”, vì vậy, hạnh phúc không chỉ được đo bằng “cơm ngon áo đẹp” mà trước hết phải yên lành. Văn kiện lần này nhấn mạnh hạnh phúc người dân, quyền làm chủ của người dân, nhân dân là trung tâm, là chủ thể của toàn bộ quá trình phát triển đất nước. 

Hạnh phúc là một khái niệm tổ hợp nhiều yếu tố như dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, chỉ số phát triển con người, phúc lợi xã hội cao. Hạnh phúc cũng không phải theo quan niệm “an bần lạc đạo”, mà phải an phú, phấn đấu hướng tới cuộc sống khá giả, phồn vinh. Vừa qua, một tỉnh đã đưa tiêu chí hạnh phúc của người dân vào trong báo cáo chính trị, trong đó đo lường hạnh phúc thông qua các tiêu chí hài lòng về cuộc sống, môi trường, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, hài lòng về cơ quan công quyền... 

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech