Thiết Bị Diệt Khuẩn UV máy lọc nước là gì?

Cập nhật: 14/1/2022 | 4:46:39 PM

Bất kỳ lĩnh vực nào cần nguồn nước sạch khuẩn và an toàn đều áp dụng mô hình đèn tia UV diệt khuẩn để nâng cao năng suất kinh doanh, cũng như chất lượng cuộc sống.

Ứng Dụng Thiết Bị Diệt Khuẩn Tia UV

♦ Nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, đèn tia cực tím (UV) được ứng dụng trong việc xử lý nước uống ngay mà không cần đun sôi.

♦ Được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dân dụng... cho các nhà máy, xí nghiệp, trang trại, nông trại, tòa nhà... để khử trùng, khử tảo có trong nước hay dịch lỏng khác... thường được dùng phổ biến trong dây chuyền xử lý nước và nước thải.

♦ Với sự tiện lợi cũng như chi phí tiết kiệm, an toàn, dễ sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như : Hệ thống diệt khuẩn nước đóng chai, đóng bình, nước sinh hoạt, nước thải trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn nước sử dụng cho chế biến rau quả, hải sản, thực phẩm,... 

Thông Số Kỹ Thuật Thiết Bị Diệt Khuẩn Tia UV

– Lưu lượng : Từ 0 ~ 150 m3/hrs

– Công suất : Từ 0 ~ 25 Kw

– Đa dạng các hãng sản xuất : AQUA PRO, AQUA FINE, TROJAN, VIQUA...

– Đa dạng xuất xứ : Mỹ, Canada, Nhật, Taiwan (Đài Loan), Malaysia, Thái Lan...

Thông Số Bộ Đèn Tia UV Diệt Khuẩn  - Made In USA

♦ Công dụng : Khử trùng cho nguồn nước bằng tia cực tím (UV).

♦ Cấu tạo đèn tia cực tím (UV) : Là loại bóng đèn có cấu tạo gần giống như đèn huỳnh quang, điểm khác biệt là ánh sáng đi qua là tia cực tím giúp diệt khuẩn mạnh, khử trùng cho nguồn nước được xử lý.

Các ưu điểm và nhược điểm trong sử dụng đèn UV

Ưu điểm

Qua nhiều năm, công nghệ này đã dần trở nên phổ biến để khử trùng nước hiệu quả và tiết kiệm do:

icon Không sử dụng hoá chất độc hại, thân thiện với môi trường. 

icon Dễ dàng lắp đặt, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích.

icon Tiết kiệm chi phí trong vận hành, chỉ thay thế hàng năm, đơn giản như thay bóng đèn gia đình.

icon Tiết kiệm năng lượng, nhu cầu tiêu thụ điện thấp.

icon Khả năng diệt khuẩn tốt hơn Clo. Một số vi sinh vật kháng Clo như Cryptosporidium và Giardia cũng bị loại bỏ. Hiệu quả tiêu diệt 99,99% vi sinh vật.

icon Có thể hoạt động 24/7 trong ngày, đảm bảo nguồn nước luôn an toàn.

icon Xử lý nhanh – nước chảy qua hệ thống mà không cần thời gian chờ phản ứng. Sau khi ra khỏi thiết bị, nước có thể sử dụng được ngay.

icon Không lãng phí nước, không có sản phẩm phụ.

icon Giữ được hương vị nguyên bản như nước ban đầu. Trong khi các phương pháp khử trùng hóa học (như Clo) làm thay đổi mùi của nước và tạo ra các sản phẩm phụ.

icon Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với khử trùng bằng Clo, nhưng về lâu dài, chi phí vận hành thấp nên không tốn kém.

hược điểm

icon Đèn UV diệt khuẩn chỉ xử lý được vi sinh vật, chứ không loại bỏ được các chất ô nhiễm như kim loại nặng, muối, cặn lắng… Do đó, bạn cần kết hợp đèn với các phương pháp xử lý nước khác để đảm bảo làm sạch nước tuyệt đối.

icon Ánh sáng tia cực tím chỉ có thể hoạt động nếu nước trong. Nếu nước đục, tia UV không thể tiếp cận hiệu quả với vi sinh vật, do các tia bị lại chặn bởi các hạt cặn lơ lửng. Nên nước cần được làm sạch trước khi đưa đến đèn UV.

icon Đèn UV diệt khuẩn cần điện để hoạt động. Trong trường hợp mất điện, nếu không có nguồn năng lượng dự phòng như máy phát, đèn sẽ không sử dụng được.

icon Đèn có khả nặng diệt khuẩn nhưng không loại được xác vi khuẩn. Thông thường sau bước diệt khuẩn, để loại bỏ xác vi khuẩn, nước cần đi qua lõi lọc nước xác khuẩn.

icon Giá thành mua ban đầu khá cao so với các chi phí diệt khuẩn khác, bóng đèn cũng dễ vỡ và cần cẩn thận khi tháo, lắp đèn.

Nhìn chung, đèn UV là một giải pháp tốt đi kèm với các hệ thống lọc nước tinh khiết. Chúng đã được chứng minh là một trong những phương pháp đáng tin cậy, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất để khử trùng nước.

Làm thế nào để đèn UV hoạt động tối ưu nhất?

Hiệu quả của đèn UV diệt khuẩn phụ thuộc trực tiếp vào độ trong của nước. Do đó, hệ thống xử lý nước tổng thể cần xử lý, đảm bảo nước trong nhất trước khi đến với bước diệt khuẩn. Nước cần lọc để loại bỏ:

Chất rắn lơ lửng

Các hạt chất rắn lơ lửng là nguyên nhân gây ra vấn đề cản trở trên đường đi của tia UV. Khi không có sự tiếp xúc với ánh sáng tia UV, vi khuẩn có thể dễ dàng đi qua thiết bị.

Canxi/Magiê

Độ cứng trong nước tạo nên các mảng bám trên đèn UV khi liên kết với cacbonat và sunfat.

Sắt/Mangan

Các nguyên tố hóa học như sắt, mangan sẽ gây ố màu trong ống chứa bóng đèn UV. Ở nồng độ rất thấp (0.3ppm sắt, 0.05ppm mangan) đã tạo mảng bám trong đèn, cản trở sự tiếp xúc của tia cực tím đến nước. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên lắp đặt hệ thống làm mềm nước như biện pháp thích hợp tiền xử lý.

Các hợp chất hấp thụ khác

Axit humic, fumic, tannin có khả năng làm giảm lượng năng lượng tia cực tím. Do đó, hệ thống xử lý phía trước cần có nhiệm vụ loại bỏ các chất này ra khỏi nước, trước khi đưa tới đèn UV.

Nhiệt độ

Nhiệt độ hoạt động tối ưu của đèn UV phải ở mức ~ 40 độ C hoặc 104 độ F. Nếu nhiệt độ biến thiên ở mức quá cao hoặc quá thấp, sẽ làm giảm sự ổn định của năng lượng UV.

Do đó, để tối đa hóa hiệu quả của đèn UV, nước cần phải xử lý trước. Các phương pháp tiền xử lý phổ biến nhất là:

icon Lọc thô để loại bỏ chất rắn lơ lửng, các hạt cặn làm đục nước.

icon Lọc than hoạt tính để loại bỏ các vật liệu hữu cơ hấp thụ tia cực tím.

icon Làm mềm nước để loại bỏ các khoáng chất và giảm ánh sáng truyền qua.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý:

icon Đèn UV chỉ có hiệu quả diệt khuẩn ở khoảng cách 1-2m.

icon Các bước sóng là UVA, UVB, UVC đều có những tác động nhất định tới cơ thể con người. Do đó, người sử dụng cần cẩn thận khi sử dụng, chú ý tránh rủi ro tác động đến da, mắt và các bộ phận cơ thể người. Ánh sáng tia cực tím có thể gây bỏng nặng, kích ứng da rất nguy hiểm.

icon Khi dùng người sử dụng phải cần tuân thủ kỹ thuật, sử dụng đúng công suất của đèn so với thể tích nước cần xử lý.

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech