“Người lao động nên đi làm việc nước ngoài theo kênh hợp pháp” phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước tư vấn.

Cập nhật: 16/11/2019 | 4:07:59 PM

Ông Nguyễn Gia Liêm là phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) - đã khuyến cáo như vậy trong cuộc trao đổi với Phóng Viên.

Ông Nguyễn Gia Liêm nói: "Đến thời điểm này ở khu vực châu Âu, chúng ta chưa ký thỏa thuận hợp tác lao động với quốc gia nào, nhưng thực tế cũng có những doanh nghiệp có hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác nên đã đưa lao động Việt Nam đến làm việc tại 9 quốc gia là Ba Lan, Lithuania, Hungary, Bulgaria, Slovakia, Belarus, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Cyprus và Thổ Nhĩ Kỳ". ông Liêm nói

Châu Âu đưa ra những yêu cầu rất khắt khe trong vấn đề lao động.

Với mong muốn của nhiều người được làm việc ở những quốc gia có thu nhập cao như nước Anh. Thì việc được sang anh càng trở nên lớn hơn

Tại sao chúng ta vẫn chưa ký kết thỏa thuận hợp tác lao động với Anh?

- “Quan điểm và định hướng của chúng ta là phát triển, mở rộng thị trường tới các quốc gia có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao, phù hợp với khả năng, điều kiện của lao động Việt Nam.

Việc có đưa lao động đến Anh được hay không còn phụ thuộc vào điều kiện, nhu cầu lao động của nước sở tại, cũng như quy định pháp luật của nước sở tại về tiếp nhận lao động ngoài nước.

Ngoài ra, các điều kiện, yêu cầu đó dù có khắt khe hay không thì cũng phải phù hợp với điều kiện, khả năng của lao động cũng như luật pháp của Việt Nam quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Anh cũng như một số nước châu Âu đòi hỏi rất khắt khe về tay nghề, ngoại ngữ”. ông Liêm chia sẻ

Người lao động muốn đi làm việc tại một trong số quốc gia ở châu Âu thì họ sẽ đi theo những hình thức nào? Đồng thời chi phí phải trả ra sao?

- “Hiện nay Cục Quản lý lao động ngoài nước đã thẩm định và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của một số doanh nghiệp đến một số thị trường lao động châu Âu.

Cụ thể, đi Ba Lan thì có nghề hàn, cơ khí, chế biến thực phẩm, với chi phí thủ tục hết khoảng 3.000 USD; Lithuania có nghề hàn, may mặc, chi phí đi 1.000-1.500 USD; Hungary có nghề nông nghiệp, công nghiệp, chi phí đi 1.650 USD; Bồ Đào Nha có nghề nông nghiệp, chi phí đi 2.000 USD... Các thị trường này có mức lương dao động từ 360-580 euro/người/tháng…”

Chính vì vậy đối với người lao động muốn đi làm việc tại các nước Châu Âu có thể thông qua các doanh nghiệp đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định và chấp thuận cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.

Đường dây "ma" đưa lao động đi nước ngoài.

Thực tế hiện nay lại có rất nhiều doanh nghiệp là đường dây ma đưa lao động đi bất hợp pháp sang thị trường. Ông Liêm cũng phân tích thêm về luật pháp cũng như chính sách của hải quan đối với các đường dây doanh nghiệp ma.

Ông cũng chia sẻ thêm về vụ việc đau xót ở Anh. Ông bày tỏ sự nguy hiểm, cũng như đưa ra lời khuyên cho người lao động Việt Nam.

“Người lao động nên đi làm việc nước ngoài theo kênh hợp pháp”

Cụ thể, là khi đi cần phải được ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Ngoài ra phải được đăng ký đi làm việc ở nước ngoài với cơ quan quản lý lao động tại Việt Nam.

Đồng thời cần phải được chính quyền nước tiếp nhận cấp visa và giấy phép lao động hợp pháp.

Xem thêm: Sau bão số 5: dân Nhơn Hải nơm nớp lo sợ sống trong những ngôi nhà sắp sập

  • Quảng cáo trái 2
  • Quảng cáo trái 3
  • Quảng cáo trái 4
Thiết kế 2020 © Tập đoàn máy lọc nước Pretech